1. Giới thiệu về ASP.
ASP (Active Server Pages) là một môi trường lập trình cung cấp cho việc kết hợp HTML, ngôn ngữ kịch bản (Scripting) như VBScript, Javacript, và các thành phần được viết trong các ngôn ngữ nhằm tạo ra một ứng dụng Internet mạnh mẽ và hoàn chỉnh.
2. ASP file là gì?
File được tạo với phần mở rộng .ASP. Trong file này chứa các thẻ HTML, Các kịch bản Scripting như VBSCript, JavaScript hay các lời gọi đến các components(Như DLL và ActiveX control)
Các script của ASP được nằm trong cặp thẻ <% %>
Khi cần sửa đổi các file ASP ta chỉ cần ghi lại trên server thôi. Vào nhưng lần saukhi trang ASP được gọi, các Script trong file ASP tự động biên dịch lại.
Công nghệ ASP được xây dưng trực tiếp bên trong ; IIS(WinNT, 2000), Personal Webserver.
3. ASP làm việc như thế nào ?
Trang HTML tĩnh:
Trang web động (Dynamic):
4.
5.
6.
7.
8.
9. Giới thiệu về IIS- Internet Information Server.
a. IIS là gì?
Microsoft Internet Information Server là một ứng dụng server chuyển giao thông tin bằng việc sử dụng giao thức chuyển đổi siêu văn bản HTTP
b. IIS có thể làm được gì?
Xuất bản một Home page lên Internet.
Tạo các giao dịch thương mại điện tử trên Internet( Quá trình giao dịch, đặt hàng…)
Cho phép người dùng từ xa có thể truy xuất Cơ sở dữ liệu (Data Base Remote Access)
…
10. ISS hoạt động như thế nào ?
Web, về cơ bản thực sự là một hệ thống các yêu cầu (Request) và các đáp ứng (Response). IIS phản hồi lại các yêu cầu đòi thông tin của Web Browser. IIS lắng nghe các yêu cầu đó từ phía Users trên một mạng sử dụng
WWW.11. Cài đặt IIS.
12. Ví dụ và thực hiện chạy file ASP.
<% If (Time >=#12:00:00 AM#) then%>
Good Morning!
<% Else %>
Hello !
<%End If %>
BÀI 2: LẬP TRÌNH VỚI ASP.
1. Khai báo biến.
- Không bắt buộc nhưng nên khai báo để kiểm soát và bắt lỗi.
- Nên sử dụng <% Option Explicit %> ở ngay đầu mỗi tệp ASP.
- Cú pháp: Dim biến 1, biến 2…
- Để khai báo mảng:
i. Dim a(10) : chỉ số chạy từ 0->10 do đó có 11 phần tử.
ii. Khi khai báo nên sử dụng các tiền tố:
Dạng dữ liệu Tiền tố (prefix)
Boolean Bln
Byte Byt
Double Dbl
Integer Int
Long Lng
Object Obj
String Str
ADO command Cmd
ADO connection Cnn
…………………..
2. Khai báo hằng số.
CONST tên hằng= giá trị
3. Các đối tượng xây dựng sẵn trong ASP.
Trong ASP có 5 đối tượng phục vụ cho việc sử dụng toàn bộ.
+ Request: Lấy thông tin từ User
+ Response: Gửi thông tin từ Server tới User.
+ Server: Dùng để điều khiển IIS
+ Session: Dùng để lưu trữ các thông tin như các cài đặt, thay đổi cho một phiên làm việc hiện thời của User.
+ Application: Dùng để chia sẻ các thông tin cấp ứng dụng và điều khiển các thiết lập cho toàn bộ quá trình chạy ứng dụng
BÀI 3: CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN LỆNH VÀ HÀM.
1. Các cấu trúc điều khiển.
A. CẤU TRÚC ĐIỀU KIỆN IF..THEN..ELSE..IF
Cú pháp:
<%
If <Điều kiện 1> then
<Các câu lệnh>
Else
If <Điều kiện 2> then
<Các câu lệnh>
End if
End if
%>
Ngoài ra có thể sử dụng cấu trúc IF.. THEN. . . . ELSEIF. . . END IF
<%
If <Điều kiện 1> then
<Các câu lệnh 1>
ElseIf <Điều kiện 2> then
<Các câu lệnh 2>
Else
<Các câu lệnh 3>
End if
%>
B. CẤU TRÚC LỰA CHỌN SELECT CASE…END SELECT
Cú pháp:
<%
Select Case <tenbien>
Case <gia tri 1>
<Nhóm lệnh 1>
Case <gia tri 2>
<Nhóm lệnh 2>
Case <gia tri n>
<Nhóm lệnh n>
Case Else
<Nhóm lệnh n+1>
%>
Ví dụ: Hiện ngày giờ trên máy chủ và cho biết hôm nay là thứ mấy?
C. CẤU TRÚC LẶP TUẦN TỰ FOR…NEXT.
Dùng để lặp với số lần đã biết, tuy nhiên ta có thể ngắt bằng lệnh EXIT FOR.
Cú pháp:
<%
FOR <tenbien>=<giatridau> TO <Giatribien> STEP <Buoc nhay>
NEXT
%>
D. CÁC CẤU TRÚC LẶP .
D.1 DO WHILE….LOOP.
Cú pháp:
<%
Do while <Dieukien>
<Các cau lenh>
Loop
%>
D.2 WHILE….WEND.
Cú pháp:
<%
While <Dieukien>
<Các cau lenh>
Wend
%>
D.3 DO….LOOP UNTIL
Cú pháp:
<%
DO
<Các cau lenh>
Loop until <Điều kiện>
%>
2. Một số hàm hữu dụng trong ASP.
A. Các Hàm xử lý văn bản
i. TRIM(xâu as string): Bỏ khoảng trắng hai đầu kí tự
ii. LEFT(Xâu as string, n as interger): Lấy bên trái xâu n kí tự.
iii. RIGHT(Xâu as string, n as interger): Lấy bên phải xâu n kí tự.
iv. LCASE(Xâu as string) : Chuyển xâu về chữ thường
v. UCASE(Xâu as string) : Chuyển xâu về chữ hoa
vi. MID(xâu as string, n1, n2): Lấy n2 kí tự trong xâu bắt đầu từ vị trí n1.
vii. CSTR(Biến): Hàm chuyển đổi biến thành kiểu string
viii. Hàm JOIN/SPLIT(Xâu as string, kí tự ngăn cách): Sẽ Nối/Cắt xâu thành một/nhiều đoạn bằng cách xác định kí tự ngăn cách ở trên và cho các đoạn đó lần lượt vào một mảng.
Ví du:
<%
x=”Hà nội;Hải phòng; TPHCM”
y=split(x,”;”)
Response.write y(0)
‘y(0)=”Hà nội”
%>
B. Các hàm xử lý số.
i. SQR(n): Căn bậc hai của n
ii. INT(n) : Lấy phần nguyên n
iii. MOD : Phép đồng dư
iv. Toán tử \ : Chia nguyên
v. Round(số, n) : Làm tròn số với n chữ số thập phân
vi. RND(): Trả về số ngẫu nhiên bất kì trong khoảng [0,1]